Những cách giúp bạn làm việc hằng ngày không bị chán
Hội chứng chán việc rất nhiều trường hợp chính là một kiểu “sợ hãi năng lực”. Bạn lo sợ khả năng của mình không bằng người khác nên không tự tin phấn đấu và thấy chán nản.
Hội chứng chán nản công việc là một trong những tâm lý thường gặp nhất nơi công sở. Những liệu pháp sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi cảm thấy không còn hào hứng làm việc nữa.
Hội chứng chán nản công việc là một trong những tâm lý thường gặp nhất nơi công sở. Đó là hiện tượng gây ra loại tâm lý khô khan, chán chường, mệt mỏi đối với công việc hiện tại. Những liệu pháp tâm lý sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi cảm thấy không còn hào hứng làm việc nữa.
A. Biểu hiện của hội chứng chán nản công việc
– Mất đi nhiệt tình với công việc, tâm trạng buồn phiền, dễ nóng giận, không có khao khát tương lai, chẳng buồn quan tâm đến người, việc xung quanh.
– Thái độ làm việc tiêu cực, thiếu nhẫn nại với khách hàng và những người tiếp xúc khác.
– Cảm thấy việc đang làm không còn ý nghĩa và giá trị, thường đi trễ về sớm, thậm chí bắt đầu tính đến chuyện nhảy việc hoặc chuyển nghề.
B. Liệu pháp cho hội chứng chán nản công việc
Rất nhiều dân công sở nhận ra sự chán nản công việc của mình nhưng phó mặc không quan tâm, đây cũng giống như bạn bị cảm mà không thèm uống thuốc vậy. Khi không tìm ra nguyên nhân thật sự và không có biện pháp khắc phục tích cực, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và tiền đồ của bạn. Nếu bạn đang là “bệnh nhân” của hội chứng này, hãy thử những cách sau:
1. Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều:
Học cách biết thưởng thức bản thân và đối đãi tốt với mình. Khi gặp khó khăn, bạn cần suy nghĩ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tư tưởng “tái ông thất mã” không phải để chúng ta tự thỏa mãn mà không cầu tiến, nó chỉ có ích khi bạn vận dụng như một cách xoa dịu chính mình lúc tinh thần xuống dốc cực độ. Ngoài ra, bạn đừng phủ định bản thân một cách cực đoan khiến cho ý chí theo đuổi công việc bị suy giảm.
Không bao giờ hài lòng với thực tại, với bản thân, với sự việc xung quanh, cả mọi thứ trên đời. Hãy cùng ELLE tìm giải pháp cho người theo chủ nghĩa hoàn hảo từ góc độ tâm lý học.
2. Cho bản thân nghỉ ngơi:
Vận động giúp dân công sở có được sức khỏe bền bỉ hơn, giảm bớt mệt mỏi
Nếu do làm việc quá lâu mà không có dịp nghỉ ngơi, hãy tự thưởng cho mình một kỳ du lịch nghỉ phép, dài ngày hay ngắn ngày đều được. Bạn là nhân viên chăm chỉ không có nghĩa là không được thả lỏng. Lúc cần thiết, tốt nhất nên để bản thân được hít thở không khí thiên nhiên, vui chơi đây đó như một cách nạp điện cho tinh thần.
3. Tu dưỡng thích hợp, tăng cường thực lực:
Hội chứng chán việc rất nhiều trường hợp chính là một kiểu “sợ hãi năng lực”. Bạn lo sợ khả năng của mình không bằng người khác nên không tự tin phấn đấu và thấy chán nản. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên thường xuyên bổ sung kiến thức và các kỹ năng khác để giúp mình tự tin hơn, có động lực hơn.
4. Vận động thích hợp:
Vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục thẩm mỹ chính là phương pháp tốt nhất để giảm áp lực, cải thiện giấc ngủ, giúp tâm trạng ổn định và tốt hơn. Với dân công sở, bạn nên duy trì nguyên tắc vận động “333”, tức là mỗi tuần 3 ngày, mỗi ngày 30 phút và vận động vừa sức với nhịp tim dưới 130 lần thôi. Ví dụ như đi bộ, bơi lội là những môn thích hợp nhất.
5. Tìm kiếm mạng lưới quan hệ xã hội:
Ngoài đồng nghiệp, con người luôn cần có những mối quan hệ khác nữa. Sau giờ làm việc, bạn nên bước ra bên ngoài để giao lưu, kết bạn, làm phong phú hơn cuộc sống thường nhật của mình.
6. Làm việc với người thú vị:
Những người hài hước, cởi mở và đầy nhiệt huyết trong công việc sẽ truyền cảm hứng cho bạn. Nếu bạn đang thật sự chán chường với công việc mình làm, hãy nhanh chóng tìm kiếm những người tự tin, đầy sức sống thế này nhé, đó có thể là một đồng nghiệp thân thiết, một thành viên trong hội quán mới quen hay một người bạn trên mạng xã hội mà bạn hợp ý…
7. Tăng sự giàu có cho mình:
Bạn có thể làm thêm vài việc lặt vặt có thể tăng thu nhập như gửi tiết kiệm, đầu tư hay làm ngoài giờ. Hãy nhớ, khi mức lương không thể đáp ứng nhu cầu sống, bạn sẽ sinh ra tâm lý chán chường, âu lo, làm việc chỉ chú trọng vào tiền lương. Vì vậy mà mất đi hứng thú trong công việc.
8. Tạo thử thách mới:
Nhiều lúc chúng ta chán việc chính là do công việc không có tinh thử thách, quá đơn điệu và khô cứng. Hãy thử đặt ra mục tiêu cao hơn, thúc đẩy bản thân phấn đấu để đạt được. Đừng ngồi chờ công việc tìm đến bạn, hãy thử chủ động đề xuất một việc mà mình chưa từng làm và nói rằng bạn muốn thử sức với nó. Bạn cũng có thể “rủ rê” đồng nghiệp thi đua, xem ai đạt doanh số cao hơn hay hoàn thành nhiệm vụ sớm hơn.
9. Dọn dẹp không gian làm việc:
Hãy nhìn một lượt bàn làm việc và xét xem thứ nào cần thiết, thứ nào nên tống khứ đi, làm sao để mọi thứ trông gọn gàng, đơn giản hơn. Rất nhiều người thích dùng cách sắp xếp lại nơi làm việc để giải tỏa tâm lý. Một góc làm việc sạch sẽ tinh tươm sẽ mang lại tâm trạng tốt cho bạn.
10. Thay đổi công việc:
Nếu như mọi cách không thể giúp bạn cân bằng lại tâm trạng và lấy lại niềm vui trong công việc thì thay đổi công việc khác là điều bạn nên suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn cần có chuẩn bị tốt về tài chính, các mối quan hệ tiềm năng và cơ hội phát triển khác. Theo đuổi một công việc mà bạn đã không còn niềm đam mê, thích thú thì dù cố gắng đến mấy cũng không có hiệu quả. Đây là lúc bạn cân nhắc cho một công việc mới.
Leave a Reply