Tổng hợp tất cả mọi thứ về cách viết cv đơn giản mà hiệu quả

Học vấn, kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa sẽ được nhà tuyển dụng để mắt nhiều nhất, do vậy khi viết CV bạn hãy đặt 3 mục này ngay sau Thông tin cá nhân, và cố viết nọ trọn trong mặt giấy đầu tiên. Cách viết CV xin việc cũng chứng minh bạn có phải là người chặt chẽ, chuyên nghiệp hay không, do vậy hãy trình bày thật súc tích và ngắn gọn.

CV là vòng thi bất di bất dịch trong mọi quá trình thi tuyển của các doanh nghiệp. Thế nhưng thực tế 76% sinh viên hiện nay không biết cách viết CV xin việc; 86% nhà tuyển dụng không hài lòng với cách viết CV của ứng viên.

CV là vòng thi bất di bất dịch trong mọi quá trình thi tuyển của các doanh nghiệp. Thế nhưng thực tế:

76% sinh viên hiện nay không biết cách viết CV xin việc.
86% nhà tuyển dụng không hài lòng với cách viết CV của ứng viên.

Đừng để chỉ 1 kỹ năng mềm ảnh hưởng cả số phận bạn! Trong bài viết này, CLB Nguồn nhân lực (HRC FTU) sẽ hướng dẫn các bạn cách viết CV thông dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay!

Trong bài viết này bạn có thể tìm thấy:

Cách viết CV – Bước 1: CV thực sự là gì?

Cách viết CV – Bước 2: Phân tích thông tin tuyển dụng (Job Description)

Cách viết CV – Bước 3: Viết CV của chính bạn!

Một CV, dù được thiết kế đẹp hay đơn thuần là một file Word, dù là Infographic hay chỉ là bản viết tay, chúng đều được viết dựa trên những quy tắc và những bước cơ bản nhất. Trước khi đi sâu vào cách viết CV, chúng ta cùng tìm hiểu: CV thực sự là gì?

Bài viết bạn có thể quan tâm:

Mẫu CV đẹp dành cho bạn
CV tiếng Anh – Có gì khó!
Cách viết CV – 7 Lí do khiến CV của bạn yên vị trong sọt rác

1. Cách viết CV – Bước 1: CV thực sự là gì?

Có rất nhiều sinh viên khi được hỏi trả lời rằng CV là một bản sơ yếu lí lịch hoặc bản mô tả kinh nghiệm,…; những cách hiểu như vậy đúng nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Việc hiểu không trọn vẹn có thể ảnh hưởng đến cách viết CV xin việc của bạn. Thực chất CV là một văn bản, tài liệu do ứng viên viết để gửi cho nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào một vị trí nhất định, bao gồm những thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu hoặc cần biết về ứng viên đó.

Để đánh bại hàng trăm đối thủ khác, cách viết CV là nghệ thuật khởi đầu để làm nổi bật bản thân và chinh phục trái tim nhà tuyển dụng, giúp bạn giành lấy chiếc vé cho buổi gặp gỡ phỏng vấn trực tiếp. Quan trọng hơn, CV không chỉ là một lá đơn xin việc. Nó là cái nhìn đầu tiên, ấn tượng đầu tiên của NTD với bạn, và góp phần không nhỏ vào sự thành bại của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn.

2. Cách viết CV – Bước 2: Phân tích thông tin tuyển dụng

Thông tin tuyển dụng, hay Job Description (JD) là một văn bản, tài liệu được nhà tuyển dụng cung cấp cho ứng viên khi tuyển dụng một vị trí nhất định. Như vậy mỗi vị trí ứng tuyển sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với CV, cùng với đó cách viết CV cũng khác nhau. Hiểu được nhà tuyển dụng qua JD chính là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong cách viết CV xin việc.

Cách tốt nhất để phân tích thông tin tuyển dụng là hãy đọc, phân tích và tóm tắt lại dưới dạng các từ khóa, các cụm từ. Hãy cùng quan sát cách tóm tắt JD Trưởng phòng Marketing trực tiếp ở ví dụ trên:

Mô tả công việc
Xây dựng, quản lí các chương trình Marketing trực tiếp
Gia tăng nhận diện
Truyền thông sản phẩm
Nghiên cứu thị trường
Yêu cầu ứng viên
Nam
Kinh nghiệm 2 năm trong ngành
Lí lịch rõ ràng
Có trách nhiệm, cẩn thận, sức khỏe, năng động.
Sau khi tóm tắt thành các cụm từ, các từ khóa, tiếp theo bạn hãy đặt câu hỏi xem mình sẽ chọn cách viết như thế nào cho hợp lí. Ví dụ: với mô tả công việc “Tìm kiếm và quản lí các vị trí lắp đặt biển bảng, gia tăng nhận diện của sản phẩm khu vực ngoại tỉnh”, bạn hãy chọn cách viết nào thể hiện được mình có kinh nghiệm Gia tăng nhận diện thương hiệu tại các khu vực tiềm năng; hoặc “điều phối và quản lí hiệu quả công việc của phòng Marketing Trực tiếp” có nghĩa là doanh nghiệp cần ở bạn kĩ năng quản lý, điều hành công việc. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng, bạn đã đi được một bước dài trong cách viết CV rồi đấy!

3. Cách viết CV – Bước 3: Viết CV của chính bạn!

Dù nhà tuyển dụng có yêu cầu hay không, thì trong CV của bạn luôn phải có những nội dung sau.

Thông tin cá nhân: Thông tin cá nhân đưa vào CV phải thật ngắn gọn, tốt nhất là 1-2 dòng, nằm ở phần đầu của CV. Những thông tin bắt buộc là Họ và tên, Số điện thoại, Email. Ngoài ra trong CV của bạn phải có những thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu từ JD (nếu có).
Học vấn: Đây là phần rất quan trọng trong một CV. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quát về khả năng chuyên môn của bạn từ phần Học vấn.
Đại học: Nêu rõ khoa hoặc chuyên ngành bạn học, điểm GPA trên thang 4 hoặc thang 10. Bạn có thể liệt kê một số môn học bạn đạt điểm cao, nhất là khi môn học đó liên quan đến vị trí ứng tuyển.
THPT: Tùy vào từng vị trí và yêu cầu từ JD mà bạn có thể lựa chọn đưa thông tin này vào hoặc không.
Kinh nghiệm làm việc: Một khi đã có kinh nghiệm làm việc thì đây sẽ là phần mà nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở bạn. Đừng chỉ đưa thông tin sơ bộ những công việc bạn đã làm, hãy chứng minh kết quả bằng con số, tỉ lệ cụ thể. Nhà tuyển dụng không quan tâm cả quá trình làm việc của bạn, họ quan tâm kết quả công việc.
Hoạt động ngoại khóa: Cũng giống như kinh nghiệm làm việc, các hoạt động xã hội, tình nguyện,… mà bạn tham gia sẽ thể hiện những khả năng, tính cách mà bạn có. Nhà tuyển dụng có thể biết liệu bạn có phải là một người năng động, sáng tạo, giao tiếp tốt, có trách nhiệm với cộng động,… hay không.
Trong một CV: Học vấn, kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa sẽ được nhà tuyển dụng để mắt nhiều nhất, do vậy khi viết CV bạn hãy đặt 3 mục này ngay sau Thông tin cá nhân, và cố viết nọ trọn trong mặt giấy đầu tiên. Cách viết CV xin việc cũng chứng minh bạn có phải là người chặt chẽ, chuyên nghiệp hay không, do vậy hãy trình bày thật súc tích và ngắn gọn.

Ngoài ra, để phong phú CV của mình, bạn có thể thêm những phần sau:

Mục tiêu nghề nghiệp: Các bạn chỉ nên viết ngắn gọn, bám sát vào lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển. Mục tiêu nên cụ thể, lượng hóa được, có tính khả thi (có thể tham khảo phương pháp S.M.A.R.T).
Thành tích – Giải thưởng: Đưa ra những thành tích, giải thưởng nổi bật của bạn.
Ngôn ngữ: Hãy thể hiện trong CV bằng cách đưa ra các chứng chỉ ngoại ngữ, hoặc mức độ thành thạo ngôn ngữ đó của bạn.
Kỹ năng: Phần này có ý nghĩa tổng kết, hệ thống các kỹ năng bạn đã chứng minh từ kinh nghiệm hoạt động và làm việc của bạn. Đừng đưa thông tin suông mà không có dẫn chứng từ những phần quan trọng trên.
Sở thích: Nên viết ngắn gọn và có liên quan tới công việc thì càng tốt.
Tham chiếu: Đây là thông tin về những người sẽ xác thực các kinh nghiệm, hoạt động của bạn ghi trong CV. Bạn có thể cung cấp họ tên, chức vụ, số điện thoại, email của những người này để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với họ. Hoặc nếu không bạn có thể ghi đơn giản là sẽ cung cấp nếu cần thiết.

Qua bài viết trên Câu lạc bộ Nguồn nhân lực (HRC FTU) hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức thiết thực về cách viết CV sử dụng trong quá trình xin việc. Để kết thúc, Câu lạc bộ Nguồn nhân lực xin tặng bạn một mẫu CV chuẩn dưới đây. Hãy cùng theo dõi những bài viết trên trang chủ Câu lạc bộ Nguồn nhân lực về các kỹ năng tuyển dụng khác như đơn xin việc, phỏng vấn, Test,… bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *